Tìm hiểu tính năng của máy ép chậm
1. Máy ép trái cây tốc độ chậm (máy ép chậm) là gì?
Các bạn có biết rằng những máy ép trái cây thông thường hoạt động dựa theo nguyên lý mâm xay để bào nhỏ trái cây dưới tác động của lực ly tâm được xay với tốc độ cao giúp tách nước ra khỏi bã. Những máy ép này thường hoạt động với tốc độ lên đến 2.400 vòng/phút, khi ma sát cao thì nhiệt độ sẽ tăng cao, lên tới 70 độ C. Điều này sẽ không tốt cho thực phẩm vì đã phá vỡ cấu trúc enzyme và vitamin có trong trái cây hoặc rau củ, quả.
Đối với máy xay chậm thì khác, máy không sử dụng mô tơ tốc độ cao mà chỉ dùng lực ép của trục vít và có động cơ giảm tốc, vì vậy mà vận tốc chỉ đạt khoảng 45-85 vòng/phút. Từ đó giúp trái cây, rau củ được giữ lại nhiều dưỡng chất và vitamin hơn vì không bị làm nóng lên.
2. Nguyên lý hoạt động của máy ép trái cây tốc độ chậm như thế nào?
Về cấu tạo của máy ép tốc độ chậm có 2 bộ phận chính là trục vít và động cơ giảm tốc. Một số linh kiện như: bộ phận tách bã, lưới lọc, khay đựng nước ép và bã …
Khi bạn đưa trái cây, rau củ vào thì trục vít của máy ép sẽ từ từ ép thực phẩm và đưa thực phẩm vào lưới lọc của máy mà không tạo ra ma sát, chính điều này không làm gia tăng nhiệt độ, giúp thực phẩm được giữ trọn dưỡng chất tốt nhất. Sau đó bộ phận tách bã sẽ bị đẩy ra ngoài và nước ép chảy ra khay đựng có sẵn.
3. Phân loại máy ép trái cây trên thị trường
Hiện có 3 loại máy ép trái cây phổ biến trên thị trường hiện nay:
Máy ép tốc độ cao (dùng lực ly tâm): Đây là máy ép được nhiều người biết đến, chính là máy ép hoa quả thường dùng lực ly tâm để vận hành.
Ưu điểm: Giá thành rẻ, ép nhanh (500.000đ – 1.500.000đ/máy), dễ sử dụng
Nhược điểm: xay tốc độ nhanh tạo ma sát cao làm thực phẩm nóng lên, không đảm bảo được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Máy vệ sinh hơi bất tiện và gây tiếng ồn lớn.
Máy ép tốc độ thấp:Cấu tạo của máy ép có thêm một trục cán giúp nghiền nát thực phẩm thành bã, Phần bã sẽ được ép thêm lần nữa qua màng lọc.
Ưu điểm: Ép được nhiều nước hơn máy tốc độ cao, tốc độ không cao nên giữ được nhiều dưỡng chất hơn máy ép ly tâm
Nhược điểm: Nhiều loại thân lá máy chưa ép được kiệt nước. Giá thành cao hơn máy ép tốc độ cao (khoảng 3 triệu – 6 triệu đồng/máy)
Máy ép tốc độ cực thấp (máy ép chậm): Sử dụng công nghệ ép trục vít, thực phẩm đưa vào được ép kiệt nước qua 2 trục cán.
Ưu điểm: Máy ít gây tiếng ồn, máy ép chậm giữ được màu sắc và mùi vị nguyên vẹn cho thực phẩm. Ép được nhiều nước hơn 2 loại trên vì ép được kiệt nước.
Nhược điểm: Giá thành cao gấp 2 – 3 lần hai máy trên. Máy ép chậm nên mất nhiều thời gian để ép hơn. Tuy máy ép hoa quả tốc độ chậm có giá thành khá cao nhưng vẫn được nhiều người lựa chọn. Vậy lý do là gì? Tiêu chí lựa chọn của khách hàng ra sao?
4. Tại sao nên mua máy ép hoa quả tốc độ chậm tốt nhất?
- Máy ép chậm dùng lực trục vít nên không gây tiếng ồn lớn khi ép như những chiếc máy thông thường.
- Máy không dùng lực ly tâm, không tạo ra ma sát khi xay, nghiền thực phẩm. Chính vì vậy thực phẩm không bị làm nóng, cho nên cấu trúc enzyme và vitamin không bị phá vỡ nên dưỡng chất được bảo toàn 100%. Ngoài ra máy xay chậm giúp giảm thời gian nước ép bị oxy hóa một cách hiệu quả.
- Hương vị của máy ép chậm ép ra cũng đậm đặc, thơm ngon hơn, màu sắc cũng tươi và thật hơn, không lẫn bã.
- Chất lượng máy ép tốc độ chậm tuyệt vời, đảm bảo trái cây, rau củ được ép tự nhiên 100%, ít bị bọt và oxy hóa. Đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
- Máy cho ra nhiều nước và hương vị được đảm bảo, được nhiều người sành uống yêu thích.
- Không làm nóng máy khi ép nên độ bền cao và ít tiếng ồn
5. Tiêu chí nào để chọn mua máy ép chậm tốt nhất
- Nhu cầu sử dụng: Việc chọn mua máy như thế nào cũng tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu sử dụng của gia đình bạn.
- Số lượng thành viên trong gia đình bao nhiêu?
- Tần suất sử dụng máy có thường xuyên hay không?
- Ngoài mục đích ép trái cây, gia đình còn sử dụng mục đích nào khác hay không?
- Máy dùng cho loại thực phẩm cứng hay mềm
- Phân khúc giá: Có nhiều phân khúc giá khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình mà bạn lựa chọn nhé, tuy nhiên để sở hữu máy ép chậm tốt thì thường giá thành sẽ cao hơn máy ép thông thường, mức giá sẽ không dưới 2 triệu.
Có 3 phân khúc giá sau để các bạn lựa chọn:
- Phân khúc giá rẻ dưới 2 triệu đồng: thường có thiết kế khá đơn giản, tính năng hỗ trợ không nhiều và thường chỉ ép các loại trái cây mềm.
- Phân khúc giá tầm trung từ 2 đến 3 triệu: phân khúc này phần lớn được người dùng ưa chuộng bởi mức giá phù hợp, vừa túi tiền, máy ép chậm có nhiều tính năng tích hợp, tiện ích khi sử dụng.
- Phân khúc giá cao cấp trên 4 triệu đồng: thường là máy có thương hiệu uy tín, máy thiết kế đẹp và bền, tính năng hỗ trợ nhiều loại thực phẩm khác nhau.
- Kiểu dáng, thiết kế của máy
Thiết kế đẹp cũng là yếu tố mà các chị em nội trợ quan tâm, bởi ngoài tính năng hữu ích, nó còn góp phần làm không gian bếp nhà bạn thêm hài hòa và đẹp hơn.
Có rất nhiều kiểu dáng, màu sắc máy ép chậm trên thị trường hiện nay, trong số đó thì dòng máy Savtm và Kuvings thường được các chị em quan tâm bởi thiết kế và màu sắc bắt mắt của máy.
- Chất liệu tạo nên máy ép chậm
Ngoài tính thẩm mỹ, chất liệu cũng là yếu tố cần được quan tâm, chất liệu tốt sẽ giúp chúng ta dễ dàng vệ sinh và chùi rửa hơn rất nhiều. Thông thường, máy ép chậm được làm từ chất liệu nhựa cao cấp ABS hoặc hợp kim inox.
- Dung tích bình chứa:
Tùy thuộc vào số lượng thành viên của gia đình mà ta lựa chọn máy có dung tích cho phù hợp nhé
Nên lựa chọn máy ép chậm có thiết kế chắc, ống nhồi lớn như vậy sẽ giúp chúng ta có thể ép trái cây, rau củ tốt hơn mà không cần phải chia trái cây ra từng miếng nhỏ.
Nếu gia đình ít, dưới 3 người: nên chọn dung tích bình chứa 500ml, dung tích cối khoảng 600ml là phù hợp.
Nếu gia đình có từ 3 đến 5 người: nên chọn máy có dung tích bình khoảng từ 500 đến 700ml, dung tích cối đựng khoảng 600 – 800ml.
Nếu gia đình có trên 5 người: nên chọn máy có dung tích bình trên 700ml, dung tích cối trên 800ml là hợp lý.
- Công suất, tốc độ quay của máy
Công suất và tốc độ quay của máy là yếu tố quan trọng quyết định máy ép hoạt động tốt, mức độ ép nhuyễn thực phẩm. Thường thì máy ép chậm trên thị trường có công suất từ 150W đến 250W. Tùy theo tính năng khác năng mà nhà sản xuất trang bị công suất máy khác nhau.
Nên chọn máy ép chậm có công suất cao, như vậy sẽ có thể ép tốt các loại trái cây, ngay cả khi đông lạnh và các loại thực phẩm cứng.
- Tiện ích, phụ kiện đi kèm
Nên lựa chọn máy có hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng như: chế độ ngắt điện tự đồng khi quá tải, khóa an toàn, chân đến chống trượt, … Những yếu tố này thường được các nhà sản suất bổ sung nhằm giúp người sử dụng sản phẩm một cách an toàn hơn, tăng khả năng cạnh tranh với các hãng khác.
Dĩ nhiên tính năng cao cấp hơn sẽ đi kèm với nó là chi phí không hề rẻ, ngược lại các dòng máy phân khúc giá rẻ, bình dân sẽ ít được bổ sung những tiện ích trên vào máy.
- Chế độ bảo hành
Máy ép chậm có thời gian bảo hành thông thường từ 1 đến 4 năm.
- Xuất xứ, thương hiệu
Xuất xứ và thương hiệu luôn là vấn đề được quan tâm trước khi quyết định mua hàng. Trên thị trường hiện nay, phần lớn máy ép chậm có nguồn gốc đến từ các thương hiệu đến từ Nhật, Hàn Quốc, Đức,… tuy nhiên được sản xuất, lắp ráp tại Trung Quốc. Bởi vì các sản phẩm nội địa luôn có giá thành cao hơn khi nhập khẩu về Việt Nam.
6. Bạn có thể tìm mua máy ép chậm ở đâu?
Bạn có thể mua Online qua Website: https://hangla.vn
Hãy đến với chúng tôi để được sử dụng những sản phẩm tốt nhất cho gia đình bạn
SIÊU THỊ HÀNG LẠ
https://www.facebook.com/hangla.vn
https://hangla.vn- THỎA MÃN MỌI NHU CẦU TÌM KIẾM.
☎️☎️0926.45.4444- Giao hàng toàn quốc